thongke.info
Đang tải dữ liệu...
Xử lý biến trong câu hỏi nhiều lựa chọn (SPSS)
Trang chủ  >  Main menu  >  Quản lý, phân tích số liệu  >  Quản lý số liệu (Data management)  >  Xử lý số liệu  >  Xử lý biến trong câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple responses)  >  Xử lý biến trong câu hỏi nhiều lựa chọn (SPSS)

Xử lý câu hỏi nhiều lựa chọn trong SPSS

Câu hỏi nhiều lựa chọn là câu hỏi có nhiều đáp án trả lời và người trả lời có thể cùng lúc chọn nhiều đáp án khác nhau. Các đáp án này có thể được thể hiện dưới dạng nhiều biến nhị phân (Có –Không, Ví dụ 1) hoặc được mã hóa dưới dạng các biến có nhiều câu trả lời (Ví dụ 2)

Ví dụ 1: Chị đã từng sử dụng các biện pháp tránh thai nào?
(Hướng dẫn: Khoanh tròn tất cả các lựa chọn phù hợp)

1 Thuốc tránh thai
2 Dụng cụ tử cung
3 Bao cao su
4 Tính vòng kinh
5 Thuốc tránh thai khẩn cấp
6 Xuất tinh ngoài âm đạo
7 Vòng tránh thai

Ví dụ 2: Liệt kê 3 khó khăn chị thường gặp nhất trong việc cho con chị bú hoàn toàn?
(Sử dụng các mã sau: 1-Không có đủ sữa, 2-Sợ trẻ bị đói, 3-Sợ trẻ không đủ dinh dưỡng, 4-Trẻ không chịu bú, 5-Không biết cách cho bú, 6-Phải đi làm, 7-Gia đình bắt cho trẻ ăn bổ sung sớm, 8.Khác)

Để xử lý các biến nhiều lựa chọn có rất nhiều cách, trong bài này chúng ta chỉ tập trung vào xử lý dạng biến được thể hiện dưới dạng nhiều biến nhị phân như ví dụ 1. Sau đây là một số cách thường gặp (sử dụng Data 8)

1. Đối với bảng phân bố tần số một chiều

a. Ta có thể coi các biến nhị phân (biến con) của biến nhiều lựa chọn này các biến riêng lẻ và chạy lệnh phân bố tần số cho các từng biến riêng lẻ như bình thường

Syntax:

Freq [tên biến]

Ví du: Freq q741 q742 q743 q744 q745 q746 q746 q747.

Kết quả phân bố tần số như sau:
















b. Hoặc ta có thể sử dụng phương pháp phân tích biến nhiều lựa chọn (multiple response analysis). Để làm được điều này ta cần có thực hiện qua 2 bước.

Bước 1: Mã hóa lại tất các các biến con thành các biến mới bằng lệnh Recode (xem thêm hướng dẫn về Mã hóa biến mới từ biến cũ và giữ nguyên biến cũ)

Trong ví dụ này chúng ta sẽ mã hóa biến q741-q748 thành bptt1 –bptt8 như sau:

Sử dụng syntax sau:

recode q741 (1=1) (0=0) into bptt1.

variable labels bptt1 'bptt1- Bien phap tranh thai'.

value label bptt1

1'Thuoc tranh thai'

0'Khong'.

recode q742 (1=2) (0=0) into bptt2.

variable labels bptt2 'bptt2- Bien phap tranh thai'.

value label bptt2

2'Dung cu tu cung'

0'Khong'.

recode q743 (1=3) (0=0) into bptt3.

variable labels bptt3 'bptt3- Bien phap tranh thai'.

value label bptt3

3'Bao cao su'

0'Khong'.

recode q744 (1=4) (0=0) into bptt4.

variable labels bptt4 'bptt4- Bien phap tranh thai'.

value label bptt4

4'Tinh vong kinh'

0'Khong'.

recode q745 (1=5) (0=0) into bptt5.

variable labels bptt5 'bptt5- Bien phap tranh thai'.

value label bptt5

5'Thuoc tranh thai khan cap'

0'Khong'.

recode q746 (1=6) (0=0) into bptt6.

variable labels bptt6 'bptt6- Bien phap tranh thai'.

value label bptt6

6'Xuat tinh ngoai am dao'

0'Khong'.

recode q747 (1=7) (0=0) into bptt7.

variable labels bptt7 'bptt7- Bien phap tranh thai'.

value label bptt7

7'Vong tranh thai'
0'Khong'.

Bước 2: Thiết lập tập hợp các biến con (Multiple set) gồm các biến mới tạo thành và chạy lệnh phân bố tần số (frequencies)

Syntax:

MULT RESPONSE GROUPS=$bptt 'bptt-Bien phap tranh thai da su dung' (bptt1 bptt2 bptt3 bptt4 bptt5 bptt6 bptt7 (1,7))


/FREQUENCIES=$bptt


/MISSING=MDGROUP.


Kết quả phân bố tần suất theo phân tích biến nhiều lựa chọn (multiple response analysis).


2.Đối với bảng phân bố tần suất 2 chiều:

Để áp dụng phương pháp phân tích biến nhiều lựa chọn đối với bảng 2 chiều, ta cũng cần tiến hành theo 2 bước tương tự.

Bước 1: Tương tự ở trên

Bước 2: Thiết lập tập hợp các biến con và chạy lệnh crosstab theo hướng dẫn sau.

Lưu ý: Trong phân tích các bảng 2 chiều của biến nhiều lựa chọn, chúng ta cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa % câu trả lời (response) và % các trường hợp (cases) để tránh nhầm lẫn khi phân tích và phiên giải kết quả:

-% câu trả lời cho chúng ta biết % tổng số câu trả lời của mỗi lựa chọn. Ví dụ trong 500 lượt trả lời thì có 100/500 lượt trả lời đáp án A, 150/500 trả lời đáp án B, 250/500 trả lời đáp án C thì ở đây tỉ lệ trả lời A là 20%, B là 30%, C là 50%. Tổng % của các đáp án sẽ luôn phải bằng 100%.

-% số trường hợp (ở đây có thể hiểu là số người trả lời) cho chúng ta biết % số trường hợp lựa chọn một đáp án nào đó. Ví dụ trong 80 người trả lời, có 40/200 ( 20%) người lựa chọn đáp án A, 180/200 (90%) người lựa chọn đáp án B, 80/200 (40%) người lựa chọn đáp án C. Trong trường hợp này thì tổng % của các đáp án có thể lớn hơn 100% do một người có thể được lựa chọn nhiều đáp án, thậm chí là cả 3 đáp án.

Ví dụ: Chúng ta muốn tìm hiểu về các biện pháp tránh thai đã sử dụng giữa những phụ nữ đã có con và chưa có con?

Syntax: Đối với trường hợp muốn tìm hiểu tỉ lệ các biện pháp tránh thai đã sử dụng (% responses)

MULT RESPONSE GROUPS=$bptt 'bptt-Bien phap tranh thai da su dung' (bptt1 bptt2 bptt3 bptt4 bptt5 bptt6 bptt7 (1,7))

/VARIABLES=q36(0 1)

/TABLES=$bptt BY q36

/CELLS=ROW COLUMN TOTAL

/BASE=RESPONSES

/MISSING=MDGROUP.

Kết quả phân bố tần số theo % trả lời


Syntax: Đối với trường hợp muốn tìm hiểu tỉ lệ các biện pháp tránh thai đã sử dụng trong số phụ nữ (% cases)


MULT RESPONSE GROUPS=$bptt 'bptt-Bien phap tranh thai da su dung' (bptt1 bptt2 bptt3 bptt4 bptt5 bptt6 bptt7 (1,7))


/VARIABLES=q36(0 1)


/TABLES=$bptt BY q36


/CELLS=ROW COLUMN TOTAL


/BASE=CASES


/MISSING=MDGROUP.