thongke.info
Đang tải dữ liệu...
Thiết kế nghiên cứu
Trang chủ  >  Tiếng Việt  >  Main menu  >  Phương pháp luận  >  Thiết kế nghiên cứu

Ứng dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

ở bài ‘chọn mẫu trong nghiên cứu’ thongke.info đã trình bày lý thuyết của phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Ở bài này thongke.info hướng dẫn ứng dụng phương pháp qua một ví dụ cụ thể .

Điều tra kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Phỏng vấn và cân đo bà mẹ (và trẻ nhỏ < 2 tuổi). Chọn mẫu 2 giai đoạn: 1) chọn thôn/cụm thôn, 2) chọn hộ gia đình

Bước đầu, chúng tôi xây dựng danh sách các đơn vị mẫu (thôn, cụm thôn) tại các huyện can thiệp và các huyện đối chứng được chọn. Dựa trên các danh sách các đơn vị mẫu (gồm danh sách các trẻ dưới 24 tháng tuổi) nhóm nghiên cứu chọn ra 90 đơn vị mẫu (45 đơn vị mẫu cho nhóm can thiệp và 45 cho nhóm chứng) bằng phương pháp chọn mẫu tỷ lệ theo dân số (PPS).

Khoảng cách mẫu (k) được tính bằng cách chia tổng số các đơn vị mẫu cho 45. Sử dụng bảng số ngẫu nhiên để chọn một số ngẫu nhiên (x) nằm trong khoảng từ 1 đến khoảng cách mẫu (k) là số đầu tiên. Khoảng các mẫu sẽ được cộng luỹ tích. Các đơn vị mẫu được chọn sẽ là các đơn vị mẫu thứ (x+k), (x+2k), (x+3k) và tiếp tục cho tới đơn vị mẫu thứ (x+45k).

Chọn các hộ gia đình có trẻ dưới 24 tháng tuổi (phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống)

Trạm y tế xã lập danh sách tất cả trẻ dưới 24 tháng tuổi sống tại các thôn/xóm được chọn. Nhóm nghiên cứu chia danh sách đó thành 2 danh sách riêng biệt, một danh sách trẻ dưới 6 tháng tuổi và một danh sách trẻ từ 6 tới 23,9 tháng tuổi ở từng đơn vị mẫu đã chọn. Quy trình chọn được thực hiện như sau:

Quy trình được tiến hành 2 lần: lần 1 chọn cặp bà mẹ - trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, lần 2 chọn cặp bà mẹ - trẻ nhỏ từ 6 tới 23.9 tháng ruổi. Tại các huyện can thiệp sẽ chọn trẻ tại cả 2 nhóm tuổi, nhưng do ngân sách có hạn nên tại các huyện đối chứng chỉ chọn trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Chính quyền y tế địa phương hỗ trợ lập danh sách bà mẹ - trẻ nhỏ gồm các thông tin: tên của trẻ, ngày tháng năm sinh, tên bà mẹ và địa chỉ liên hệ.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn các hộ gia đình có trẻ dưới 24 tháng tuổi. Số cặp bà mẹ - trẻ cho mỗi đơn vị mẫu bằng với cỡ mẫu tại tỉnh đó chia cho số lượng các đơn vị mẫu (90 đơn vị mẫu ở nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi và 45 đơn vị mẫu ở nhóm trẻ từ 6 đến 23,9 tháng tuổi). Quy trình chọn như sau:

  • Bước 1: Xây dựng bản danh sách trẻ trong độ tuổi thích hợp tại mỗi đơn vị mẫu và mỗi đơn vị mẫu được gán một số ngẫu nhiên.
  • Bước 2: Trẻ trong danh sách được sắp xếp theo mức độ tăng dần về tháng tuổi và được đánh mã số, bắt đầu từ số 1.
  • Bước 3: Khoảng cách mẫu được tính bằng cách lấy tổng số trẻ ở mỗi đơn vị mẫu (mã số của trẻ cuối cùng) chia cho số trẻ cần trong đơn vị mẫu đó.
  • Bước 4: Trẻ đầu tiên được chọn tham gia khảo sát là trẻ có mã trùng với số ngẫu nhiên của đơn vị mẫu. Trẻ thứ hai được chọn là trẻ có mã trùng với mã của trẻ đầu tiên cộng với khoảng cách mẫu. Quy trình này được lặp lại cho tới khi chọn được đủ trẻ tham gia vào khảo sát tại đơn vị mẫu đó.

Thay thế mẫu trong trường hợp: 1) bà mẹ và/hoặc trẻ không ở nhà và sẽ không quay về trong thời gian thu thập số liệu tại xã đó; 2) bà mẹ đã chuyển tới một nơi khác trước thời gian điều tra; và/hoặc 3) bà mẹ từ chối tham gia phỏng vấn hoặc không thể hoàn thành phỏng vấn vì bất kỳ lý do nào. Trong trường hợp này, những bà mẹ-trẻ này được thay thế bằng bà mẹ-trẻ kế tiếp ngay sau trong danh sách mẫu. Chỉ giám sát viên có quyền quyết định việc thay thế đối tượng.

Dưới đây là cách chọn mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống cho 2 nhóm trẻ 0-5.9 tháng tuổi và 6-23.9 tháng tuổi tại xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau,

Tổng số trẻ từ 0-5.9 tháng tuổi tại PSU2 (xã Thạnh Phú) là 14 trẻ đã được sắp xếp thứ tự tăng dần theo tuổi của trẻ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần lấy 6 trẻ trong PSU này.

Do vậy: Khoảng cách mẫu k=14/6=2.33, lấy số ngẫu nhiên X là 1.

Vậy TRẺ đầu tiên được chọn chính là trẻ có STT trùng với số ngẫy nhiên X=1. TRẺ thứ 2 được chọn=X+k=1+2.33=3.33, là trẻ có STT gần nhất chính là 3. Cứ tiếp tục như vậy cho đến trẻ thứ 6.

Bảng 1: Cách chọn trẻ từ 0-5.9 tháng tuổi tại xã Thạnh Phú huyện Cái Nước bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.


Tổng số trẻ từ 6-23.9 tháng tại PSU1, xã Thạnh Phú là 30 trẻ, đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tuổi của trẻ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần lấy 10 trẻ trong PSU này.

Do vậy: Khoảng cách mẫu k=30/10=3, lấy số ngẫu nhiên X là 1.

Vậy TRẺ đầu tiên được chọn chính là trẻ có STT trùng với số ngẫy nhiên X=1. TRẺ thứ 2 được chọn=X+k=1+3=4, là trẻ có STT là 4. TRẺ thứ 3 được chọn=x+2k=1+3x2=7 là TRẺ có STT là 7. Cứ tiếp tục như vậy cho đến trẻ thứ 10.

Bảng 2: Cách chọn trẻ từ -23.9 tháng tuổi tại xã Thạnh Phú huyện Cái Nước bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.