thongke.info
Đang tải dữ liệu...

  
Trang chủGiới thiệuPhương pháp luậnQuản lý, phân tích số liệuCơ sở dữ liệu, xuất bản phẩmĐào tạo và tư vấnDiễn đàn
Thiết kế nghiên cứu
Trang chủ  >  Tiếng Việt  >  Main menu  >  Phương pháp luận  >  Thiết kế nghiên cứu

Ứng dụng chọn mẫu theo phương pháp tỷ lệ với cỡ dân số (PPS)

ở bài ‘chọn mẫu trong nghiên cứu’ thongke.info đã trình bày lý thuyết của phương pháp chọn mẫu theo cỡ dân số (PPS). Ở bài này thongke.info hướng dẫn ứng dụng phương pháp qua một ví dụ cụ thể .


Điều tra hộ gia đình, Cỡ mẫu: 400


Chọn mẫu 2 giai đoạn : 1) chọn tổ dân phố bằng phương pháp PPS, 2) chọn hộ gia đình theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống


Quy trình chọn mẫu


Phương pháp chọn mẫu tỷ lệ với cỡ dân số PPS sẽ được áp dụng và TỔ DÂN PHỐ (khu dân cư/nhóm –Theo đơn vị hành chính thuôc làng/âp) sẽ là đơn vị chọn mẫu. 40 TỔ DÂN PHỐ từ 5 xã can thiệp sẽ được chọn. Từ mỗi cụm được chọn, sẽ chọn ra 10 hộ gia đình theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Quy trình chọn mẫu như sau:

Chọn các cụm (TỔ DÂN PHỐ)

Chọn các cụm (TỔ DÂN PHỐ) theo phương pháp tỷ lệ với cỡ dân số PPS. Trước hết, liệt kê danh sách các đơn vị mẫu là TỔ DÂN PHỐ (các cụm) tại 5 xã can thiệp. Bản danh sách gồm tên các tổ, tổng số dân trong mỗi tổ, dân số tích luỹ-số lượng này thu được bằng cách thêm số dân của mỗi tổ kết hợp với dân số của tất cả các nhóm trước đó trong danh sách.

Khoảng cách mẫu (k) được tính bằng cách chia tổng số dân số cho 40. Một số ngẫu nhiên (x) giữa nằm trong khoảng giữa 1 và khoảng cách mẫu (k) sẽ được chọn. So sánh số này với số dân số luỹ tích, tổ dân phố nào có số dân số luỹ tích cao hơn và gần sát nhất với số ngẫu nhiên sẽ là đơn vị mẫu thứ nhất. TỔ DÂN PHỐ được chọn tiếp theo được chọn bởi cộng khoảng cách mẫu với số ngẫu nhiên (x+k), các tổ tiếp theo theo công thức sau: (x+2k), (x+3k), … và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết danh sách.

Bảng bên dưới thể hiện cách chọn mẫu theo phương pháp PPS (một phần, các bạn có thể download toàn bộ file đính kèm).

Trước tiên, lập danh sách các TỔ tại 5 xã chọn mẫu với các thông tin về số hộ, dân số của TỔ đó. Sau đó, cộng lũy tích toàn dân số của các tổ lại.

Khoảng cách mẫu K=Tổng dân số lũy tích của các TỔ trong 5 xã là 76.942 người/số TỔ cần chọn là 40 TỔ

Sau đó, dựa vào bảng số ngẫu nhiên để chọn ra số ngẫu nhiên X là 440

TỔ DÂN PHỐ đầu tiên được lựa chọn chính là TỔ có số dân lũy tích cao hơn và gần nhất với số X, theo bảng dưới là Tổ 6, Ấp Chánh, xã An Thạnh.

TỔ DÂN PHỐ thứ 2 được tính = x+k=440+1923.6=2363.6, so với tổng số dân lũy tích thì TỔ 5, Ấp Voi, xã An Thạnh có số dân lũy tích cao hơn và gần nhất.

Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi chọn được TỔ DÂN PHỐ thứ 40.






Lựa chọn các hộ gia đình

Từ mỗi TỔ DÂN PHỐ được chọn, sẽ chọn ra 10 hộ gia đình theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong TỔ DÂN PHỐ được lựa chọn, sẽ liệt kê ra danh sách các hộ gia đình (dựa trên danh sách của tổ trưởng tổ dân phố đã được lựa chọn). Khoảng cách mẫu (k) được xác định bằng cách chia tổng số hộ gia đình cho 10. Một số ngẫu nhiên (x) nằm giữa 1 và khoảng cách mẫu (k) sẽ được chọn bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên.Hộ thứ nhất có số thứ tự tương ứng số ngẫu nhiên. Hộ tiếp theo được chọn bằng cách cộng khoảng cách mẫu với số ngẫu nhiên (x+k). Các hộ tiếp theo được tính theo (x+2k), (x+3k) và tiếp tục như vậy đến hộ gia đình thứ (x+10k).

Một thành viên trên 18 tuổi sẽ được chọn ngẫu nhiên từ mỗi hộ gia đình (sử dụng phương pháp tính theo lần sinh nhật cuối). Trong số những người trên 18 tuổi trong hộ gia đình, đêm trước ngủ tại gia đình, 01 người có sinh nhật trước và gần nhất ngày phỏng vấn sẽ được lựa chọn để phỏng vấn.

Nếu hộ gia đình không có người trên 18 tuổi tại nhà ở lần phỏng vấn đầu tiên, phỏng vấn viên nên cố gắng để phỏng vấn một người trong hộ gia đình này (như hẹn lịch phỏng vấn hay quay trở lại sau 3 lần). Nếu sau lần thứ 3 quay trở lại mà vẫn không thể phỏng vấn được thành viên trong hộ gia đình này, thì hộ gia đình sẽ bị loại ra khỏi danh sách. Không thay thế bằng hộ gia đình khác.


Số lượt đọc:  9037  -  Cập nhật lần cuối:  05/06/2015 09:33:30 AM
Bài mới: